5 bước cơ bản trong quy trình hoạt động của tiệm giặt là


Bạn muốn mở 1 xưởng giặt là công nghiệp, bạn lo lắng vì không nắm rõ quy trình hoạt động? Tham khảo ngay bài viết hướng dẫn quy trình hoạt động của xưởng giặt là công nghiệp dưới đây nhé.

Để có được 1 tiệm giặt là chuyên nghiệp, vận hành trơn tru, không bị vướng vấp thì việc nắm rõ quy trình hoạt động tiêu chuẩn là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, chủ tiệm cần tìm kiếm thông tin và hiểu rõ về các mô hình nhà xưởng từ đó lựa chọn phương án thích hợp nhất với điều kiện tài chính của bản thân.

Hiện nay, không có quá nhiều bài viết chia sẻ về các quy trình hoạt động của các tiệm giặt là công nghiệp. Thấu hiểu được điều này, maygiatcongnghiep.org sẽ giới thiệu đến bạn 1 số kiến thức hữu ích xoay quanh vấn đề nói trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bước 1: Thu gom, phân loại đồ giặt máy giặt công nghiệp

Quy trình hoạt động của xưởng giặt là sẽ đi theo trình tự nhất định. Ở bước đầu tiên, nhiệm vụ của bạn là thu gom và phân loại đồ. Lưu ý, nên phân loại đồ theo chất liệu để có thể chọn được hóa chất giặt cũng như chế độ giặt hợp lý.

Với những chất liệu mỏng, đồ màu thì nên giặt riêng để tránh tình trạng loang màu. Trường hợp đồ cao cấp thì cần sử dụng máy giặt khô để không làm mất form dáng ban đầu.

Bước 2: Ngâm đồ

Sau khi hoàn tất quá trình phân loại đồ, hãy đem chúng ngâm vào bồn xử lý để có thể làm sạch sơ bộ đồng thời giúp các vết bẩn cứng đầu tan ra, thuận lợi hơn cho quá trình giặt sau này. Đối với những vết bẩn khó đánh bay bằng bột giặt thông thường, bạn có thể sử dụng thêm nước tẩy chuyển dụng.

Bước 3: cho đồ vào máy giặt công nghiệp

Lấy quần áo, đồ dùng đã xử lý cho vào máy giặt vắt. Chú ý, lựa chọn máy phù hợp với số đồ cần giặt như thế sẽ đảm bảo hiệu quả cao hơn. Thông thường, các dòng máy giặt công nghiệp sẽ có công suất dao động trong khoảng từ 10 – 120kg tùy vào quy mô của xưởng.

Bước 4: Khởi động máy giặt

Khởi động máy và bắt đầu chu trình giặt. Quan sát khi thấy chu trình giặt kết thúc thì lấy đồ cho sang máy sấy. Thường các dòng máy giặt hiện đại có sức vắt rất tốt, đồ khô nhanh mà không bị nhăn, mất form dáng ban đầu.

Khi cho trang phục sang máy sấy bạn nên giũ nhẹ để tránh đồ quá nhăn nheo sau khi khô. Điều chỉnh nhiệt độ sấy phù hợp cũng như thời gian hợp lý như thế vừa đạt được chất lượng tốt lại không tiêu hao quá nhiều điện năng.

Bước 5: Là ủi đồ

Khi đồ khô, lấy đồ từ máy sấy ra rồi tiến hành phân loại và bắt đầu là phẳng. Thông thường, các tiệm sẽ sắm thêm máy ủi cuốn, ủi phẳng hoặc ủi form, ủi ép tùy nhu cầu sử dụng thực tế.

Hoàn tất bước sấy, hãy gấp quần áo thật gọn gàng, đóng túi để khách hàng tới nhận hoặc giao đến tận nhà.

Một số yêu cầu cơ bản dành cho tiệm giặt là

Ngoài nắm vững quy trình hoạt động của xưởng, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề như:

  • Diện tích phòng giặt phải phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Thường diện tích phòng tối thiểu sẽ = 0,25 x số kg đồ giặt/ngày.
  • Bố trí các thiết bị giặt ủi theo thứ tự để quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Các máy giặt và máy sấy nên đặt theo dọc tường như thế sẽ dễ làm việc.
  • Mặt sàn của xưởng phải có độ dày tối thiểu 10cm. Đừng quên chú ý đến khoảng cách của các thiết bị, đừng đặt quá xa hoặc quá gần nhé.

Để được hỗ trợ về lắp đặt nhà xưởng giặt là, vui lòng liên hệ hotline của maygiatcongnghiep.org để nhận tư vấn.


Các bài viết khác