CHIA SẺ QUY TRÌNH GIẶT ĐỒ BỆNH VIỆN


Chúng tôi chia sẻ quy trình giặt đồ bệnh viện chuẩn xác để đem lại kết quả giặt tốt nhất, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả giặt ủi.

Bước 1: Thu gom đồ giặt tại toàn bộ các khoa, phòng của Bệnh viện

Đồ giặt được nhận tại Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện trong giờ hành chính hàng ngày, vào khoảng thời gian do 2 bên thỏa thuận, đếm số lượng của từng loại đồ vải và quy đổi ra kg, ký sổ giao nhận sau đó được đóng trong túi, cho vào
thùng nhựa kín, đưa lên xe tải thùng kín và vận chuyển về xưởng giặt.

Bước 2: Vận chuyển đồ vải về xưởng giặt

Đồ giặt được đưa về xưởng giặt và vận chuyển bằng xe đẩy chứa đồ chuyên dùng đến
tập kết tại vị trí chờ, tại đây đồ giặt sẽ được sắp xếp đúng vị trí từng khách hàng và
xếp thứ tự giặt theo thời gian cần giao trả hàng.

Bước 3: Phân loại đồ vải theo tính chất và màu vải

– Cân và dùng găng tay bảo hộ phân loại sau đó đưa vào xử lý hóa chất

– Phân loại đồ vải theo tính chất của vải và màu vải cụ thể như sau:

+ Quần áo bệnh nhân (đựng trong bao vải)

+ Đồ vải phẫu thuật

+ Đồ vải công nhân viên

+ Đồ vải thông thường

+ Đồ vải lây nhiễm, đồ vải máu (đựng trong bao chuyên dụng)

+ Đồ vải trắng, đồ vải màu

+ Đồ vải rất bẩn, đồ vải bẩn trung bình

Đồ vải được phân loại theo từng nhóm là bước quan trọng để nâng cao hiệu quả của quá trình giặt tẩy.

Bước 4: Giặt

– Khởi động máy giặt và lập trình giặt phù hợp với từng loại đồ, từng chương trình giặt.

– Giặt riêng đồ vải nhân viên y tế

– Giặt riêng đồ vải nhiễm, đồ vải máu

– Giặt riêng đồ vải trắng

– Dùng hóa chất tẩy điểm đối với một số đồ vải dính những vết bẩn lớn như gỉ sắt
mực bi, băng dính….. Trước khi cho chung vào mẻ giặt.

– Lựa chọn đúng thiết bị, đúng quy trình giặt cho từng mẻ đồ vải đã phân loại

– Trọng lượng đồ vải không được vượt quá công suất của máy

– Sau khi giặt xong, lọc đồ vải còn dính những vết bẩn khó giặt để xử lý lại.

Khi giặt khối lượng hoặc số cân đồ vải cho vào máy giặt hợp lý, khoảng 85% – 95% theo trọng lượng thực tế của máy. Quá trình giặt tẩy trải qua các giai đoạn: giặt sơ bộ, giặt chính, giũ, xả, trung hòa, vắt.

Hóa chất giặt tẩy bao gồm: hóa chất tẩy máu, tẩy mồ hôi, tẩy mỡ, hóa chất kiềm hóa, hóa chất giặt chính, hóa chất tẩy trắng, hóa chất trung hòa, hóa chất làm mềm và thơm vải. Hóa chất được máy bơm chuyên dụng bơm vào máy giặt theo đúng liều lượng và các giai đoạn tương ứng của máy giặt. Máy bơm được kết nối trực tiếp với máy giặt, hoạt động của máy bơm được điều khiển bởi máy giặt.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đồ sau giặt tẩy:

–  Tác động cơ học: tác động do hoạt động quay của thùng máy giặt kết hợp với xoáy
nước, làm văng các chất bẩn ra khỏi đồ vải; tác động hóa chất.

– Hóa chất tẩy rửa: có tácdụng tẩy sạch các chất bẩn hữu cơ, vô cơ, cũng như diệt các loại vi sinh vật bám trên đồ vải

– Tác động thời gian: các loại hóa chất cần có đủ thời gian để hoàn tất các phản ứng trong quá trình tẩy rửa, tác động cơ học cũng cần đảm bảo thời gian để đánh bật các vết bẩn.

– Tác động nhiệt độ: nhiệt độ là yếu tố làm tăng khả năng hoạt hóa của các loại hóa chất tẩy rửa và tăng khả năng rửa trôi các vết bẩn trên vải.

 

Bước 5: Sấy khô

– Sau khi giặt xong, lấy đồ vải ra khỏi máy giặt

– Sấy toàn bộ đồ vải đảm bảo thời gian sấy, thời gian làm mát đối với từng chủng loại, đồ vải phải khô hoàn toàn, không nhăn nhàu.

Bước 6: Là và gấp đồ

– Thu đồ vải sau khi sấy.

– Là phẳng đối với quần áo của nhân viên y tế, … và một số loại theo đúng quy cách

đóng gói theo yêu cầu của bệnh viện.

– Gấp đúng theo thao tác quy định của từng loại đồ vải.

Bước 7: Đồ sạch được phân loại xếp vào kho hoặc xe đẩy chứa đồ để phân phối lại cho các bộ phận sử dụng

– Giao toàn bộ đồ vải đã được gấp nhập kho kiểm soát nhiễm khuẩn (có phiếu ký nhận)

– Đồ giặt sau khi đã được giặt sạch sẽ, được gấp gọn gàng, phân loại lưu trữ tại kho đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ hoặc các xe vận chuyển đồ sạch chuyên dụng để cấp phát cho Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện.

II. CÔNG THỨC GIẶT TỪNG LOẠI ĐỒ
1. Quần áo bệnh nhân, người nhà bệnh nhân:

– Độ bẩn: Nặng.

– Độ cứng của nước: Bình Thường.

– Hàm lượng sắt trong nước: Bình Thường.

– Đặc tính của vải: 100% Cotton,

– Trọng lượng: kg.

2. Ga giường:

– Độ bẩn: Nặng.

– Độ cứng của nước: Bình Thường.

– Hàm lượng sắt trong nước: Bình Thường.

– Đặc tính của vải: Cotton Pha Polyester Vải Trắng.

– Trọng lượng:  kg.

3. Đồ phòng mổ

– Độ bẩn: Nặng.

– Độ cứng của nước: Bình Thường.

– Hàm lượng sắt trong nước: Bình Thường.

– Đặc tính của vải: Cotton Pha Polyester Vải Trắng.

– Trọng lượng: kg.

4. Đồ vải lây nhiễm

– Độ bẩn: Nặng

– Độ cứng của nước: Bình thương

– Hàm lượng sắt trong nước: Bình thường

– Đặc tính của vải: Cotton Pha Polyester.

– Trọng lượng: kg.

5. Quần Áo Bác sỹ

– Độ bẩn: Bình thường

– Độ cứng của nước: Bình Thường.

– Hàm lượng sắt trong nước: Bình Thường.

– Đặc tính của vải: Cotton Pha Polyester Vải Trắng.

– Trọng lượng: kg.

6. Quy trình giặt chiếu

6.1.Thu gom chiếu:

– Thu gom chiếu tại những nơi quy định trong bệnh viện.

6.2.Vận chuyển:

– Đồ được vận chuyển bằng xe chứa chuyên dụng về Xưởng giặt là.

6.3. Xử lý trước khi giặt:

– Phân loại và ngâm chiếu bằng hóa chất trước khi đưa vào giặt.

6.4. Làm sạch:

– Sử dụng bàn chải cùng với hóa chất để đánh chiếu cho sạch

– Giặt lại bằng nước sạch.

– Phơi tại nơi quy định.

6.5. Thu gom:

– Thu và gấp chiếu.

– Giao toàn bộ chiếu tới kho để kiểm soát nhiễm khuẩn.

6.6. Nhận chiếu sạch, giao đồ:

– Chiếu sẽ được giao tại các nơi quy định của Bệnh Viện


Các bài viết khác