Hệ thống máy giặt con rồng là gì?


Với những xưởng giặt là cần xử lý hơn 15 tấn vải mỗi ngày thì hệ thống máy giặt công nghiệp thông thường sẽ không đáp ứng đủ công suất làm việc cũng như giữ được tuổi thọ cao. Vì vậy các xưởng giặt là lớn cần dùng đến hệ thống máy giặt con rồng để thay thế cho chuỗi máy giặt công nghiệp cồng kềnh kém hiệu quả. Vậy hệ thống máy giặt con rồng là gì? Nó sở hữu những ưu nhược điểm nào? Hãy cùng SMC Laundry đi tìm hiểu tổng quan hệ thống máy giặt con rồng cho xưởng giặt là nhé.

Máy giặt con rồng, máy giặt đường hầm là gì?

  • Máy giặt con rồng hay còn gọi là máy giặt đường hầm là một hệ thống giặt là khép kín có khả năng liên tục xử lý số lượng lớn vải bẩn từ 15 đến 20 tấn một ngày. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho một hệ thống máy giặt công nghiệp cồng kềnh mà vẫn đảm bảo công suất thậm chí là tiết kiệm chi phí vận hàng, nước và nguồn nhân công hơn.
  • Ưu điểm hệ thống giặt là con rồng (giặt là đường hầm)
  • Hệ thống máy giặt con rồng (máy giặt đường hầm) sở hữu khá nhiều ưu điểm phải kể đến như:
  • Tiết kiệm nước: nhờ vào nguyên lý vận hành tái sử dụng nước để tiết kiệm 30 đến 50% lượng nước sử dụng hàng ngày.
  • Tiết kiệm nhân lực: vì có dây chuyền hoạt động khép kín, mọi thao tác đều được vận hành qua máy tính giúp giảm tối đa nguồn nhân lực vận hành.
  • Tiết kiệm hóa chất: nhờ có hệ thống bơm định lượng nên lượng hóa chất được sử dụng vừa đủ và kịp thời.
  • Tiết kiệm năng lượng: lượng điện năng tiêu thụ ít hơn 80kw/giờ so với máy giặt thông thường.
  • Tiết kiệm thời gian: nhờ có công suất giặt lớn từ 500 đến 2000kg trong 1 giờ hoạt động.
  • Thích hợp với mọi loại vải.
  • Tỉ lệ hư hại vải thấp.
  • Có công suất khoang giặt lớn từ 15kg, 20kg, 40kg thậm chí lên đến 85kg.

Phân loại máy giặt đường hầm

Hiện nay trên thị trường có 2 dòng máy giặt đường hầm là máy chuyển đáy và máy hút hầm cầu trên. Cơ chế của cả 2 dòng này là các đường hầm chuyển động theo chiều từ dưới đi lên cung cấp tác động cơ học chạy dọc theo chiều dài của hầm. Đây cũng là lợi thế giúp máy chuyển tải cao hơn, khả năng chu kỳ linh hoạt hơn.

Tuy nhiên nhược điểm của máy giặt đường hầm bản cũ là chỉ sử dụng một công thức giặt cho mọi món đồ. Với các máy giặt đường hầm bản mới hơn đã có bảng điều khiển xử lý tích hợp nhằm theo dõi và điều chỉnh hóa chất trong các túi riêng lẻ dễ dàng hơn.

Máy giặt đường hầm hoạt động ra sao

Máy giặt đường hầm được thiết kế là một ống kim loại dài với cấu trúc bên trong chia thiết bị thành các khoang riêng lẻ. Một đầu máy là nơi chứa đồ để giặt và đầu còn lại là nơi nhận thành phẩm sau quá trình giặt. Trong quá trình giặt, ở mỗi giai đoạn máy sẽ tự thêm một lượng hóa chất hợp lý ở khoang đã đặt sẵn.

Ở giai đoạn giặt, trong từng khoang máy sẽ được thiết kế những tay gạt theo đường xoắn ốc để tạo nên sự va đập cho vải. Cũng nhờ những đường này mà khi vận hành các đường xoắn ốc sẽ quay, đảo lồng giặt giúp vải được giặt sạch hơn.

Khi vải được giặt xong ở khoang trước sẽ được chuyển đến khoang tiếp theo theo trình tự nhất định. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục không ngừng cho đến khi vải được giặt sạch và chuyển ra khỏi hệ thống ở đầu ra.


Các bài viết khác