Hướng dẫn bảo dưỡng máy sấy công nghiệp


Bảo dưỡng máy sấy công nghiệp vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp máy sấy hoạt động hiệu quả, nâng cao tuổi thọ mà còn giảm nguy cơ sảy ra các vấn đề chập, cháy, hư hại máy móc… Vậy kiểm tra và quy trình bảo trì máy sấy công nghiệp như thế nào? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kỹ hơn về vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bộ lọc xơ vải

Một trong những bộ phận đầu tiên cần làm sạch khi bảo trì, bảo dưỡng máy sấy quần áo chính là bộ lọc xơ vải. Đúng như tên gọi, bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ loại bỏ nhưng xơ vải trong máy vì thế nếu không vệ sinh bảo dưỡng định kỳ có thể gây tắc hoặc thậm chí quá nhiệt dẫn tới cháy nổ.

Máy sấy cần được hút bụi

Không đụng nước như máy giặt vì thế trong máy sấy có rất nhiều xơ vải bám lại, chúng lơ lửng trong không khí và bám nhiều trên thành của thiết bị.Chính vì vậy, bạn phải thường xuyên hút bụi cho máy sấy như thế sẽ tránh được nguy cơ bụi cặn bám lại đóng mảng rất mất vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng giặt sấy nữa.

Hãy tháo phần ống thông hơi ở mặt sau của máy sấy ra sau đó hút sạch bui bẩn cũng như sơ vải ở bên trong của ống này. Lưu ý, thao tác tháo lắp cần thực hiện cẩn thận, tránh sai sót mà ảnh hưởng đến hoạt động của máy sau này.

Kiểm tra ống thông hơi

Ống thông hơi là nơi chứa rất nhiều các cặn bẩn trong máy sấy bám lại. Loại ống này thông thường sẽ được thay sau 2 – 3 năm sử dụng nếu bảo trì tốt. Trong trường hợp bộ phận này hỏng hóc thì bạn cần thay mới trước khi hư hại lan sang những khu vực khác. Bạn cũng đừng quên, mỗi một thao tác đều cần kiểm tra kỹ càng, đặc biệt rút điện trước khi vệ sinh như thế sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Việc lơ là chất lượng của ống thông hơi trong máy sấy có thể khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đấy.

Lỗ thông hơi bên ngoài

Sau bộ lọc thì lỗ thông hơi bên ngoài chính là bộ phận thứ 2 đòi hỏi người dùng phải kiểm tra liên tục. Nguyên nhân là do bộ phận này đảm nhận vai trò thông khí, nếu khí không được thông thoát sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy.

Do đó, bạn cần kiểm tra thường xuyên để chắc chắn không có gì tắc nghẽn, nếu thấy có dấu hiệu tắc cần làm sạch ống dẫn ngay tránh ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của thiết bị.
Trường hợp này, bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên, tránh tự ý tháo lắp.

Thời gian sấy

Thời gian sấy là yếu tố quyết định không nhỏ đến tuổi thọ của sản phẩm. Tùy vào từng loại trang phục mà thời gian sấy sẽ khác nhau. Bạn nên quan sát nếu thấy thời gian sấy khô 1 sản phẩm kéo dài hơn mức bình thường thì điều đó có nghĩa máy đang gặp trục trặc.

Trước tiên, bạn nên kiểm tra bộ lọc xơ vải sau đó chú ý tới ống thông hơi và lỗ thông hơi. Tránh để quá lâu dễ xảy ra cháy, chập nguy hiểm đến tính mạng.

Nhà sản xuất khuyến nghị, mỗi năm bạn nên bảo dưỡng máy sấy 2 – 3 lần. Nên nhờ tới sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo máy được bảo trì tốt nhất. Tuyệt đối không được tự ý tháo lắp đồ dễ gây ảnh hưởng tới hiệu suất và chất lượng của máy.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách bảo trì máy sấy mà ai cũng nên biết. Dù là thiết bị nào đi chăng nữa thì việc bảo hành bảo dưỡng là rất quan trọng. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại lời nhắn trên website.


Các bài viết khác