Máy sấy công nghiệp thông hơi được khá nhiều người dùng lựa chọn bởi hiệu quả làm khô quần áo cao và giá thành vừa túi tiền. Tuy nhiên có khá nhiều người gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt và vệ sinh thiết bị. Vậy nên bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và vệ sinh ống thoát hơi cho máy sấy quần áo. Mọi người có thể tham khảo để thực hiện đúng cách nhé!
Chi tiết cách lắp đặt và vệ sinh ống thoát hơi cho máy sấy quần áo
1. Ống thoát hơi của máy sấy là gì?
Ống thoát hơi là bộ phận thường thấy trên dòng máy sấy thông hơi. Bộ phận này có vai trò là nơi thoát hơi nước ra ngoài trong quá trình sấy quần áo.
Trong quá trình máy sấy thông hơi vận hành, thanh điện trở được đốt nóng và quạt sẽ thổi hơi nóng này vào lồng sấy. Khi tiếp xúc với hơi nóng, nước trong quần áo sẽ bốc hơi và tạo thành hơi nước thoát ra ngoài thông qua ống thoát hơi.
2. Cách lắp đặt ống thoát hơi cho máy sấy quần áo
Để máy sấy hoạt động hiệu quả thì mọi bộ phận đều phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, bao gồm cả ống thông hơi. Bạn có thể tham khảo qua các bước sau để thực hiện lắp đặt ống thoát hơi đúng cách:
Bước 1: Xác định đường đi của ống thoát hơi từ máy ra ngoài môi trường
Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định chính xác đường đi của ống thoát hơi. Đường đi càng ngắn thì bạn càng tiết kiệm được chi phí ống và hiệu quả thoát hơi tốt hơn. Lý tưởng nhất là bạn có thể đặt đường ống thẳng liền từ máy sấy ra ngoài. Tuy nhiên trên thực tế tùy vào vị trí lắp đặt mà bạn có thể uốn cong cho phù hợp.
Để quá trình thoát hơi nước diễn ra thuận lợi, thì chiều dài tối đa của ống thoát hơi khi lắp thẳng là 7m. Nếu đường ống có đoạn gấp khúc 90 độ thì chiều dài tối đa là 5.5m còn uốn cong 45 độ là 6.2m. Bạn có thể tham khảo những con số này và thiết kế đường ống thoát hơi cho phù hợp.
Bước 2: Khoan để mở một lỗ nhỏ đặt ống thoát hơi máy sấy
Trước khi khoan lỗ bạn cần chuẩn bị mũi khoan phù hợp, máy khoan và cây bút chì để đánh dấu.
Bạn cần dùng bút chì đánh đấu trước những điểm cần khoan để tạo nên lỗ phù hợp. Thông thường lỗ đặt ống thông hơi sẽ rộng hơn 10cm. Để biết con số chính xác bạn có thể tìm đọc thông tin này trên tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Trong quá trình thao tác bạn nên khoan nhiều lỗ lần lượt theo đường tròn của lỗ đã đánh dấu trước đó. Sau đó bạn chỉ việc đục theo các lỗ đã khoan để loại bỏ phần bên trong là được.
Đục lỗ cho ống thoát hơi máy sấy quần áo
Bước 3: Cố định phần nắp ống thoát hơi ở bên ngoài
Đặt tấm lưới thông hơi lên tường rồi tiếp tục khoan một lỗ để cố định phần nắp này vào tường. Kế đến bạn nên dùng keo silicon để trám đầy các lỗ và đặt các neo tường vào trong máy sấy trước khi nó được bám chặt.
Cố định đầu ống thoát hơi
Bước 4: Cho ống thoát hơi luồn qua lỗ vừa khoan
Bạn cần luồn ống thoát hơi mềm qua lỗ rồi vặn tấm lưới vào tường. Đừng quên kiểm tra xem chúng đã được gắn chặt hay chưa.
Bước 5: Nối đầu còn lại của ống thoát hơi vào máy sấy quần áo
Sau khi lắp ống thông hơi vào vị trí mong muốn, bạn cần đo chính xác khoảng cách từ lỗ thông hơi đến mặt sau của máy sấy. Sau khi đo xong bạn cần cắt ống theo đúng con số vừa đo được.
Đo khoảng cách từ lỗ thoát hơi đến máy sấy
Trong trường hợp ống không đủ dài bạn có thể sử dụng nhiều ống và nối chúng lại với nhau bằng keo. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo các khớp nối đã được dính chặt với nhau. Tiếp đến bạn chỉ cần gắn ống vào máy và cố định bằng kẹp chắc chắn là được.
Bước 6: Kiểm tra hoạt động của máy sấy quần áo
Sau khi hoàn tất các bước lắp đặt ống thông hơi bạn cần khởi động máy sấy và kiểm tra xem ống có tỏa ra khí ấm không. Nếu chưa thấy luồng khí nóng có nghĩa là đường ống lắp chưa chuẩn và bạn cần phải kiểm tra lại.
Có thể thấy việc lắp đặt ống thoát hơi cho máy sấy công nghiệp quần áo khá phức tạp và cần có một chút kỹ năng. Vì thế để đảm bảo an toàn bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên ở hãng. Họ sẽ có đầy đủ dụng cụ, kỹ năng cần thiết để lắp đặt đúng cách và an toàn.
3. Một số điều cần lưu ý khi lắp đặt ống thoát hơi cho máy sấy quần áo
– Nên chọn vị trí thông thoáng, ít bụi để lắp đặt máy sấy và ống thông hơi.
– Không lắp đặt ống thoát hơi gần nơi có nguồn điện vì điều này rất dễ gây chập cháy.
– Hạn chế để nước mưa xâm nhập trở lại đường ống thoát hơi của máy sấy.
4. Hướng dẫn cách vệ sinh ống thoát hơi cho máy sấy quần áo
Tương tự như máy giặt hay những thiết bị gia dụng khác, sau thời gian sử dụng máy sấy cũng sẽ bám nhiều cặn bẩn, đặc biệt là phần ống thông hơi. Bạn nên vệ sinh máy sấy quần áo từ 2 – 3 lần trong năm để duy trì hiệu quả hoạt động của thiết bị. Tùy vào tần suất sử dụng mà bạn có thể điều chỉnh tần suất vệ sinh máy sấy cho phù hợp.
Ống thoát hơi bám bẩn sau thời gian sử dụng và cần được vệ sinh
Sau đây là chi tiết các bước vệ sinh ống thông hơi mà bạn có thể tham khảo:
– Bước 1: Ngắt kết nối nguồn điện cho máy sấy để đảm bảo an toàn trước khi thực hiện việc vệ sinh.
– Bước 2: Di chuyển máy sấy ra khỏi vị trí ban đầu từ 50 – 60cm để có thêm khoảng trống dễ thao tác hơn.
– Bước 3: Sử dụng tua vít để tháo lỏng kẹp lỗ thông hơi ở chỗ phía mặt sau của máy sấy.
– Bước 4: Sử dụng cọ hoặc bàn chải nhỏ để loại bỏ hết cặn bẩn bên trong ống thông hơi rồi gắn lại vị trí cũ là được.
Bên trên là chi tiết cách lắp đặt và vệ sinh ống thoát hơi cho máy sấy quần áo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn lắp đặt và bảo quản máy sấycông nghiệp quần áo thuận tiện hơn.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ SMC ENGINEERING
Văn phòng Hà Nội: Số 47-49 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 18, Lý Thường Kiệt, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Chi nhánh HCM: Số 304, Tân Kỳ – Tân Quý, P. Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. HCM
Kho số 1: Số 18, Ngõ 282, Đường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Kho số 2: Số 1, Phố Duy Tân, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024 – 777 08 777 | Tổng đài tư vấn: 1900 22 23
Trưởng phòng kinh doanh: 0988 037 399
Quản lý dự án & kỹ thuật: 0966 680 037
Kinh doanh 1 – Mr. Nam: 0979 386 755
Kinh doanh 2 – Ms. Thanh: 0969 906 765
Kinh doanh 3 – Mr. Thành: 0989 841 425
Kinh doanh 4 – Mr. Cường: 0986 981 694
Email: kinhdoanh@thietbigiatla.smcjsc.com.vn
Website: maygiatcongnghiep.org