Mách bạn một số kĩ năng xử lý vết bẩn quần áo


Mách bạn một số kĩ năng xử lý vết bẩn quần áo

Trong giai đoạn quá độ của ngành giặt để tiến lên hiện đại như các nước phát triển trong khu vực, Loại hình kinh doanh tự giặt sấy sẽ cần thêm một thời gian để phát triển theo đúng xu hướng phát triển tất yếu của nó thì việc bạn tự mở cửa hàng và vận hành kinh doanh giặt là bạn cần phải chiều lòng tất cả các nhu cầu giặt của khách hàng.

Để thực hiện được điều đó, bạn phải trang bị các kiến thức cụ thể mà thường khi bạn vào nghề rồi mới vỡ ra là mình còn thiếu rất nhiều kiến thức thực tế.

Thứ nhất, bạn phải hiểu được kỹ thuật để phân loại các loại đồ nào nên áp dụng theo loại hình giặt sấy nào. Kiến thức này thực sự không quá khó để tìm hiểu nhưng lại rất dễ làm cho chúng ta thiếu chắc chắn khi thực hiện vì công việc giặt giũ hàng ngày cho gia đình bạn đang làm với một cách qua loa đơn giản đến mức là ném đồ vào máy giặt đổ nước giặt nước xả rồi đến giờ thì lấy ra phơi mà quần áo "có kêu ca gì đâu"

Đọc kỹ nhãn mác hướng dẫn giặt đồ trên đồ áo. Đây là cẩm nang bạn phải thực sự để ý, vì khách hàng - thượng đế của chúng ta sẽ phản ứng gay gắt thậm chí bắt bạn đền cả bộ đồ mới rất đắt tiền nếu bạn áp dụng sai loại vải / đồ áo vào sai loại hình giặt sấy.

Thứ hai, ngoài việc phải biết phân loại chất liệu đồ cho loại hình giặt thì chúng ta cần học cách phân loại theo chức năng đồ áo ví dụ như: Đồ da, đồ vét, đồ sơ mi, đồ kaki... và không quên tách các loại đồ có màu và đồ trắng riêng để khi giặt không bị màu sắc pha tạp vào các loại đồ.

Thứ ba, Khi khách hàng vẫn tiếc một chiếc áo bị lem bẩn bởi vết mực, mủ trái cây , hay vết dầu mỡ.... thì kiến thức về việc xử lý vết bẩn trên quần áo cũng góp phần tăng niềm tin cũng hư thu hút được một lượng khách hàng nhất định:

1- Vết mực bút bi: Sử dụng khăn giấy trắng thấm vết mực còn sót lại trên áo để lấy bớt vết bẩn ra khỏi đồ áo. Dùng dung môi tẩy hoặc sử dụng dung dịch Aceton hay còn gọi là dung dịch rửa móng tay để tẩy. Xả bằng nước ấm và giặt lại bằng nước lạnh và xà phòng bình thường. Cách thứ hai là bạn có thể dùng kem đánh răng màu trắng khoảng 25 phút rồi dùng bàn chải khô đánh đánh nhẹ để loại bỏ vết bẩn và giặt lại bằng xà phòng bình thường.

2- Tẩy vết bẩn do cafe hoặc trà : Khi vết cafe đã khô và ăn sâu vào vải thì bạn sử dụng Hỗn hợp Glycerin và Lòng trứng đỏ trứng gà rồi bôi lên vết bẩn. Chờ vết bản khô đanh lại thì dùng nước sạch giặt lại. Tốt nhất là ngay khi vết cafe vừa vương lên đồ áo mà chưa khô thì ngay lập tức lấy nước nóng giặt  chúng, Vết bân sẽ biết mất ngay lập tức.

3- Tẩy vết bẩn do sơn: Nếu sơn dầu, bạn sử dụng xăng khoáng để xử lý vết bẩn. Tuy nhiên bạn phải để ý giặt lại nhiều lần để sạch xăng và nhớ không sấy vì xăng còn lại có thể dễ gây cháy. Nếu chỉ là Sơn nước thì nhanh chóng bạn ngâm vào nước, dùng bàn chải để chà nhẹ và giặt lại bằng bột giặt thông thường.

4- Vết bẩn do xì dầu: Dùng đường phèn pha với nước ấm và vò đồ trong 3 phút bạn sẽ thấy các vết bẩn không còn nữa. Nhớ giặt lại đồ bằng xà phòng bình thường nhé

5- Các vết mốc trên đồ áo: Sử dụng tăm bông thấm nước cốt chanh và chấm lên vết bẩn rồi phơi đồ trực tiếp dưới ánh nắng khoảng 30 phút. Hoặc sử dụng oxi già thấm lên vết bẩn để 30 phút rồi giặt lại bằng nước lạnh và xà phòng nhé

6- Vết ố vàng: Bôi một lớp dấm lên vết bẩn để khô khoảng 20 phút và giặt lại bằng nước lạnh thông thường.  

7- Vết bẩn do đồ ăn có dầu mỡ: Lấy nước rửa bát hòa và nước nóng và ngâm vết bẩn khoảng 20 phút sau đó giặt chỉ vết bẩn với dung dịch này trước khi giặt lại bằng xà phòng thông thường.

8-Vết bẩn do kẹo cao su: Bỏ đồ áo có vết bẩn vào ngăn lạnh của tủ lạnh, Vết bẩn do kẹo cao su sẽ đông cứng lại để bạn dễ dàng tách nó ra khỏi chiếc áo của mình.

9- Vết bản do nến, sáp: Cạo hết nến trên quần áo, lấy 2 miếng giấy có khả năng thấm hút tốt đặt vào mặt trên và mặt dưới nơi dính sáp, dùng bàn ủi ủi liên tục lên vị trí đã đặt giấy thấm, đến khi thấy vết bẩn không còn trên quần áo thì ngừng ủi.  

10- Vết mốc trên quần áo: Dùng tăm bông chấm nước cốt chanh lên những vết mốc và đem phơi dưới ánh nắng khoảng 15 đến 20 phút, hoặc ngâm quần áo có vết mốc với dung dịch ô xi già trong khoảng 20 phút rồi giặt sạch lại cùng xà phòng

11- Vết bẩn do bùn đất: cắt một lát khoai tây sống và chà lên vết bẩn, sau đó ngâm trong nước từ 10 phút -15 phút và giặt lại như bình thường với bột giặt, khi đó vết bẩn sẽ biến mất

12- Vết bẩn do dính các màu: Sử dụng nước cốt chanh tươi hoặc cồn  xoa lên phần vải bị dính màu, để khoảng 15 đến 20 phút rồi đem giặt sạch cùng xà phòng.

13- Vết phai màu: Dùng bột banking soda rắc lên vết bẩn bị phai màu, sau đó lấy nửa quả chanh xát trực tiếp lên vết bẩn, để nguyên trong vòng 20 phút rồi giặt lại với nước sạch.

14- Vết bản do xì dầu: chỉ cần pha chút nước ấm với đường phèn là sẽ đánh bay vết bẩn do xì dầu gây ra.

15- Vết thuốc lá: Thuốc lá mới dính vào quần áo, bạn dùng xăng, aceton hoặc rau cải chà lên sẽ làm sạch dễ dàng, với vết cũ hoặc đậm bạn dùng dầu hỏa để tẩy, cũng có thể sử dụng hỗn hợp gồm axit akalic 1 phần, nước 1 phần và axit xitric 10% 1 phần, trộn đều và đổ lên quần áo có vết bẩn, vò nhẹ sau đó giặt sạch với nước, vết thuốc lá sẽ biến mất ngay.

16- Vết bẩn do nước trái cây:  Nhỏ vài giọt giấm  hoặc rắc 1 ít muối ăn lên vết bẩn, vò nhẹ, sau đó làm sạch với nước, Nếu nước trái cây bị đổ nhiều lên quần áo, bạn dùng dung dịch amoniac hòa với nước theo tỉ lệ 1:20 để làm sạch vết bẩn

17- Do trứng gà: Chờ cho vết trứng gà khô lại, sau đó đổ hỗn hợp glycerin và lòng đỏ trứnglên vết bẩn, vò liên tục vài phút, sau đó giặt quần áo với xà phòng và nước sạch

18- Do tương ớt hay tương cà: Chà cát trắng, đường lên vết tương trên quần áo, vò nhẹ vài lần, sau đó giặt với nước sạch sẽ làm quần áo sạch ngay. Một cách khác là đổ amoniac lên vết bẩn, đổ tiếp lên axit axalic sau bạn giặt quần áo với xà phòng và nước cũng giúp đánh bay vết tương khá dễ dàng.  

19-  Vết bẩn do kẹo cao su: Sử dụng xăng, hoặc cồn, chà xát nhẹ nhàng vào vết bẩn do kẹo cao su gây ra, bạn sẽ thấy hiệu quả.Đơn giản hơn, bạn bỏ trang phục bị lấm vết bẩn vào trong tủ lạnh (ngăn đông) sau 3 tiếng, bạn chỉ việc dùng tay bóc vết bẩn ra.

Thứ tư, Chúng ta cũng phải chú ý đến vấn đề an toàn như không giặt và sấy các đồ có bám chất dễ cháy như sáp, xăng dầu, tinh dầu. Vì vậy, trước khi giặt hay sấy đồ thì chúng ta nên kiểm tra xem trong túi quần áo của họ có để quên máy lửa gas hay đồ  của họ có bám các chất dễ gây cháy hay không


Các bài viết khác