máy giặt công nghiệp lồng cứng là gì, lồng treo là gì?


Hiện nay, máy giặt công nghiệp có rất nhiều loại với da dạng kiểu dáng và thiết kế khác nhau. Nổi bật nên trong đó là máy giặt giặt lồng cứng và lồng treo. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được về khái niệm máy giặt công nghiệp lồng cứng là gì, lồng treo là gì, máy giặt công nghiệp lồng cứng và lồng treo khác nhau thế nào. Do vậy trong bài viết này SMC LAUNDRY sẽ chia sẻ đến với bạn các thông tin về hai dòng máy dòng máy giặt này để bạn có thể hiểu và lựa chọn lựa chọn cho mình được dòng máy phù hợp nhất.

Máy giặt công nghiệp lồng cứng là gì?

Máy giặt công nghiệp lồng cứng là gì? Là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhất là đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực giặt là. Máy giặt công nghiệp lồng cứng có lồng giặt được hàn gắn cố định vào khung máy. Khung máy được thiết hình chữ A hoặc chữ H một cách rất chắc chắn, máy giặt công nghiệp lồng cứng sẽ không có lò xo hoặc giảm sóc do vậy khi hoạt động chúng sẽ tạo nên độ ồn và rung lắc nhẹ khi hoạt động.

Máy giặt công nghiệp lồng cứng và lồng treo khác nhau thế nào?

Để tìm hiểu về máy giặt công nghiệp lồng cứng và lồng treo khác nhau thế nào? Hãy cùng với SMC LAUNDRY tìm hiểu cụ thể về những ưu và nhược điểm của hai dòng máy này nhé.

Ưu và nhược điểm của máy giặt công nghiệp lồng cứng

Máy giặt công nghiệp lồng cứng thường không có lò xo hoặc giảm xóc.  Do vậy khi hoạt động máy, máy thường có độ rung khá mạnh. Chính vì vậy mà khi thi công lắp đặt, máy sẽ được bắt vít trực tiếp vào sàn bê tông. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải đổ bệ bê tông cho máy giặt chân cứng trước khi lắp đặt. Trong một số trường hợp, máy được bắt vít vào một tấm thép, sau đó được bắt vít xuống sàn và để máy hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, các nhà cung cấp khuyến nghị chỉ nên lắp dòng máy chân cứng ở tầng một hay tầng trệt. Ngoài ra, nếu buộc phải lắp đặt ở trên tầng cao, thì sẽ cần có thợ chuyên môn đến khảo sát , kiểm tra khả năng chịu lực của mặt bằng nhằm đảm bảo máy hoạt động luôn ở trạng thái an toàn và hiệu quả nhất.

Máy giặt công nghiệp lồng cứng cũng chính là dòng máy có nhiều người lựa chọn sử dụng bởi do có thiết kế đơn giản, sử dụng cũng dễ dàng nên những sự cố hỏng hóc liên quan tới hệ thống điện, điều khiển hay cảm biến sẽ ít xảy ra hơn.

Khi sử dụng, lực vắt của máy sẽ được truyền động qua chân đế sau đó truyền xuống nền móng của khung máy. Điều này đòi hỏi nền móng nền phải nhất định phải vững chắc, thiết kế đúng chuẩn, để tránh tình trạng máy bị nhổ lên khi vắt ở tốc độ cao.

Thông thường lực vắt của dòng máy giặt công nghiệp đế cứng thường là 200G trở xuống, nên tốc độ vắt của máy cũng hạn chế hơn so với máy giặt công nghiệp đế mềm.

Bên cạnh đó, chi phí cho dòng máy giặt công nghiệp đế cứng cũng sẽ thấp hơn dòng máy giặt công nghiệp đế mềm, do vậy mà với những người có không gian có thể đặt máy ở tầng một hay với những người muốn tiết kiệm chi phí mua máy thì lựa chọn sử dụng máy giặt công nghiệp đế cứng là sự lựa chọn ưu tiên hơn cả.

Ưu và nhược điểm máy giặt công nghiệp lồng treo 

Khác với dòng máy công nghiệp lồng cứng, dòng máy giặt công nghiệp lồng treo được thiết kế ngồi trên hệ thống bóng hơi, hoặc được giảm rung chấn bằng hệ thống lò xo, piton ở phía dưới để tăng thêm khả năng giảm rung chấn khi máy hoạt động. Máy giặt lồng treo đang trở nên phổ biến hơn vì chúng dễ lắp đặt và cũng không cần đổ bệ bê tông hoặc thép hay cần mặt bằng kiên cố như khi sử dụng máy lồng cứng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, một máy giặt chân mềm loại bỏ tới 97% rung động. Do đó nó hoàn toàn có thể được lắp đặt một cách dễ dàng cả ở trên những tầng cao mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động và an toàn. Do sở hữu nhưng ưu điểm vượt trội hơn nên chiếc máy giặt lồng treo thường sẽ cao hơn những dòng máy công nghiệp lồng cứng.


Các bài viết khác