Mở xưởng giặt là công nghiệp gồm mấy bước?


1. Chọn nguồn năng lượng để gia nhiệt
Có 3 sự lựa chọn nguồn năng lượng gia nhiêt : điện, gas và lò hơi. Việc chọn nguồn gia nhiệt phụ thuộc vào các yếu tố, vị trí đặt nhà xưởng, công suất máy, nguồn hàng cung cấp cũng như giá nhiên liệu tại khu vực đặt nhà xưởng.
Mỗi nguồn gia nhiệt đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy cần phải cân nhắc trước khi đầu tư để tránh lãng phí cũng như tiết kiệm chi phí vận hành từ đó tăng hiệu quả việc đầu tư.
– Với nguồn gia nhiệt bằng điện: ưu điểm là dễ lắp đặt vận hành, bảo trì sửa chữa khá đơn giản và sạch sẽ không ô nhiễm môi trường. Nhược điểm là chi phí vận hành cao( do giá điện cao hơn so với các nguồn gia nhiệt khác) và thời gian gia nhiệt tương đối lâu. Chỉ phù hợp cho các xưởng giặt có diện tích và công suất nhỏ.
– Với nguồn gia nhiệt dùng gas: ưu điểm là sạch, giá thành vận hành thấp hơn điện( phụ thuộc vào giá gas và giá điện tại khu vực xưởng giặt) thời gian gian gia nhiệt nhanh đặc biệt phù hợp với máy ủi phẳng. Nhược điểm là phải lắp đặt nơi thông thoáng, đảm bảo yêu cầu chống cháy nổ, việc bảo trì phức tạp mặc dù chi phí vận hành so với điện không nhiều.
– Với nguồn gia nhiệt sử dụng lò hơi: ưu điểm là chi phí vận hành thấp, thời gian trọng quá trình giặt, sấy, ủi tương đối nhanh từ đó rút ngắn thời gian vận hành. Nhược điểm là chi phí đầu tư lò hơi ban đầu khá lớn, yêu cầu diện tích lắp đặt phải rộng và đảm bảo yêu cầu chống cháy nổ. Do đó việc dùng lò hơi chỉ phù hợp với các xưởng giặt có công suất lớn ( >150kg/h ).
2. Đối tượng khách hàng
Trước khi chọn số máy và công suất máy cho xưởng giặt cần phải xác định đối tượng khách hàng phục vụ:
a) Dân sinh
Với nhu cầu giặt là cho khu vực dân sinh, mảng phục vụ là nhu cầu của người dân, chủ yếu là quần áo, chăn màn, ga gối, thú bông … Dịch vụ giặt là bao gồm 3 thành phần dịch vụ chủ yếu là “giặt ướt”, “giặt khô” và “là hơi”.
Ba thành phần dịch vụ trên yêu cầu các loại thiết bị khác nhau để phục vụ, cụ thể:
* Giặt ướt: Máy giặt ướt, giặt vắt không thể thiếu trong một xưởng giặt; Công thức và bộ định lượng hóa chất, máy sấy.
* Giặt khô: Máy giặt khô. Thường sử dụng đối với đồ giặt cao cấp, đồ nhạy cảm, giặt Veston, váy, giặt lụa …
* Là hơi: Cầu là hơi tay, cầu là dập hơi, bàn là dập khô, cầu là nấm, cầu là cổ – tay áo, former.
b) Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ
Mảng phục vụ chủ yếu là “giặt ướt”, “giặt khô”, “là hơi”, “giặt công nghiệp” và “là ép” với các loại đồ giặt: Chăn ga, gối, rèm mành, quần áo …
Ngoài các thiết bị sử dụng đối với dân sinh, còn có thêm máy là ép để là các vật dụng có kích thước lớn như: rèm mành …
c) Bệnh viện, trường học, các nhà máy, xí nghiệp …
Mảng phục vụ tùy theo nhu cầu, chủ yếu vẫn là “giặt ướt”, “giặt công nghiệp” và “là hơi” với các loại đồ giặt: Quần áo, ga gối, chăn màn … Từ đó, lựa chọn thiết bị giặt là phù hợp với nhu cầu trên.
Thông qua quá trình nghiên cứu đối tượng khách hàng sẽ đảm bảo cho quý khách nhiều yếu tố quan trọng như:
– Đủ mức độ đầu tư: vốn, không gian nhà xưởng, nhân lực …
– Đáp ứng nhu cầu hiện tại (công suất hiện tại).
– Có thể mở rộng hơn trong tương lai.
3. Chi phí vận hành xưởng giặt
Một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhà đầu tư là chi phí vận hành. Chi phí vận hành bao gồm: điện, nhiên liệu, nước, hóa chất giặt, nhân công, xử lý nước thải… Chi phí vận hành lò hơi( nếu có). Việc ước tính chi phí vận hành cần được tính toán 1 cách tỉ mỉ và được tư vấn từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm.
4. Sơ đồ bố trí máy móc, diện tích nhà xưởng và điều kiện làm việc
Dựa trên cơ sở mặt bằng hiện có, sơ đồ bố trí nhà giặt phải phù hợp và thuận tiện trong quá trình vận hành. Diện tích xưởng giặt và điều kiện làm việc ( thông gió, ánh sáng, an toàn lao động…) phải đảm bảo cho người lao động làm việc hiệu quả trong thời gian dài.
Những điểm nếu trên là những lưu ý sơ bộ trước khi lập kế hoạch mở xưởng giặt. Để đi đến quyết định nhà đầu tư cần phải tìm hiểu chi tiết hơn và được tư vấn đầy đủ từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực giặt là.
 


Các bài viết khác