Nguyên nhân khiến quần áo bị co giãn sau khi giặt


Sau một thời gian sử dụng, khó tránh khỏi tình trạng quần áo bị co giãn gây mất thẩm mỹ. Cùng SMC LAUNDRY tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Nguyên nhân khiến quần áo bị co giãn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quần áo bị co giãn sau khi giặt. Trong đó, việc giặt quần áo thường xuyên bằng phương pháp giặt ướt, giặt máy với tốc độ quay vắt lớn là nguyên nhân hàng đầu khiến quần áo bị co giãn. Đặc biệt, các thao tác vò và vắt khi giặt bằng tay nếu không được thực hiện đúng cách cũng sẽ gây hư hại sợi vải, dẫn đến nhiều vấn đề trên quần áo khác nhau như phai màu, nhàu nát, co rút…

Bên cạnh đó, khi các chuỗi mắt xích polymer trên sợi vải bị phá huỷ do tiếp xúc với nhiệt độ cao từ máy sấy cũng khiến sợi vải bị biến dạng, dẫn đến quần áo bị co giãn. Hơn nữa, nhiều mẹ nội trợ có thói quen dùng nước nóng để giặt quần áo nhằm khử khuẩn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp mức nhiệt không phù hợp với chất liệu quần áo, quần áo sẽ nhanh chóng bị co rút lại, nhăn nheo và thu nhỏ hơn so với kích thước ban đầu.

Cách ngăn ngừa và khắc phục tình trạng quần áo bị co giãn

Chọn nhiệt độ của nước giặt quần áo phù hợp

Thông thường, nhiệt độ giặt đồ lý tưởng sẽ được nhà sản xuất đính kèm theo trên nhãn mác quần áo. Ngoài ra, trên nhãn mác quần áo sẽ có những thông tin chi tiết khác về cách chăm sóc quần áo bền lâu. Đọc kỹ thông tin này không chỉ là cách giúp ngăn quần áo bị co giãn hiệu quả mà còn hạn chế những vấn đề hư hại khác trên quần áo. Mỗi chất liệu vải sẽ phù hợp với một mức nhiệt khác nhau, bạn có thể tham khảo gợi ý sau:

30 độ C: Thích hợp cho quần áo có chất liệu vải mỏng, dễ rách, dễ bay màu, sợi tổng hợp, đồ len nguyên chất.
40 độ C: Dành cho loại vải cotton, lanh, viscose, acrylics, acetate…
50 độ C: Dành cho quần áo có chất liệu polyester/cotton tổng hợp, nilon, cotton và vải lanh.
60 độ C: Thích hợp dùng cho drap trải giường, khăn tắm, chất liệu dễ bám bẩn như quần áo trẻ em…
90 độ C: Chỉ phù hợp cho vải cotton và vải lanh trắng dễ bám bẩn.

Phân loại quần áo theo chất liệu vải

Cũng như khi chọn mức nhiệt giặt quần áo, bạn cũng nên phân loại quần áo theo chất liệu để chọn chế độ giặt phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp các sản phẩm làm sạch được thấm sâu vào từng ngóc ngách của sợi vải, cho quần áo được làm sạch hơn. Đồng thời, phân loại quần áo giúp hạn chế những tác động vật lý trong quá trình quay vắt của máy giặt – nguyên nhân khiến quần áo bị co giãn.

Sử dụng túi giặt quần áo

Sử dụng túi giặt khi giặt máy cũng là một cách phân loại và bảo vệ quần áo trong quá trình giặt. Túi thường được làm bằng chất liệu vải lưới dệt thưa, thường được sử dụng cho những quần áo có chất liệu vải mỏng và dễ co giãn như đồ lót, đồ em bé, đồ len…

Hơn nữa, túi giặt sẽ bảo vệ quần áo khỏi bị mắc vào những vật kim loại hay phụ kiện trang trí trên quần áo, tránh gây hỏng hóc không đáng có khi giặt quần áo.

Phơi quần áo ngay sau khi giặt

Sau khi máy kết thúc quy trình giặt, bạn nên lấy quần áo ra và phơi sớm nhất có thể trong không gian thoáng rộng hoặc có ánh nắng mặt trời. Bởi quần áo để trong lồng giặt lâu sẽ dễ hình thành những nếp nhăn nhúm mất thẩm mỹ và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi bám lên quần áo. Bạn cần lưu ý phơi quần áo với khoảng cách vừa đủ rộng để quần áo được thoáng khí và nhanh khô hơn, hạn chế tình trạng co giãn do ẩm ướt.

Giặt quần áo với nước Giặt Comfort Chống Lão Hóa Quần Áo

Sản phẩm nước Giặt Comfort Chống Lão Hóa Quần Áo với tính năng chăm sóc quần áo ưu việt sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng quần áo bị co giãn sau khi giặt. Với công nghệ Carezyme độc quyền, Nước Giặt Comfort Chống Lão Hóa Quần Áo giúp bảo vệ và chăm sóc sâu từng sợi vải, cắt bỏ các lớp xơ thừa trên bề mặt vải và chống lại 5 dấu hiệu lão hóa mà áo quần thường gặp bao gồm: mất dáng, áo bị xù lông, ố vàng, thô ráp và phai màu, giúp quần áo vẫn trông như mới sau nhiều lần giặt.


Các bài viết khác